Các phương pháp hàn bu lông?
Có 2 phương pháp (quy trình) hàn bu lông cơ bản :
– Quy trình hàn “Capacitor Discharge”: nghĩa là ” phóng điện của tụ điện”, sử dụng dòng điện phóng ra từ bộ tụ điện công suất lớn để tạo hồ quang tức thời với điện áp cụ thể (được xác định bởi kích thước bu lông và vật liệu) , làm nóng chảy đế của bu lông và bề mặt vật liệu, cùng với lực ép bulông tạo ra từ súng hàn tạo thành mối hàn vững chắc. Quá trình này chỉ xảy ra trong một thời gian cực ngắn: 0.004 giây. Quy trình này thường chỉ áp dụng hàn các bulông có đường kính nhỏ (đến 10 mm)
– Quy trình hàn ” Drawn Arc” nghĩa là ” hồ quang rút”, sử dụng nguồn hàn một chiều, thường là 3 pha với bộ điều khiển và súng hàn “hồ quang rút” đặc biệt. Dòng hàn chạy qua bu lông, đồng thời súng hàn nhấc bu lông lên làm phát sinh hồ quang làm nóng chảy đầu bulông và bề mặt liên kết của vật liệu, tiếp theo súng hàn lại đẩy (lực đẩy lò xo) bu lông vào vũng hàn nóng chảy tạo nên mối hàn. Quá trình này xảy ra chưa đến 1 giây. Phương pháp này có thể áp dụng cho bu lông lớn hơn phương pháp DA, có đường kính từ 3mm lên đến 32 mm.
– Trong quy trình hàn ” Drawn Arc” nhằm cải tiến chất lượng mối hàn và giảm chi phí quá lớn khi phải sử dụng nhiều vòng Ceramic. Người ta phát minh thêm 1 công nghệ sử dụng lực từ để tác động đến vũng hàn nóng chảy ( làm gọn vùng hàn, ôm chân bu lông cho đến khi nguội). Công nghệ đó là công nghệ SRM Technology do Soyer nắm bằng sáng chế. Đây là phương pháp tiên tiến nhất cho việc hàn bu lông hiện nay.
Để có cái nhìn rõ hơn mời các bạn xem video này:
Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể chọn được máy hàn bu lông phù hợp cho nhu cầu của mình !!!